ĐỊA
CHỈ CẦN BIẾT
Lễ
hội văn hóa truyền thống huyện Châu Phú lần thứ XI/2013 được tổ chức long trọng
tại xã Thạnh Mỹ Tây – kỷ niệm 140 năm Quản cơ Trần Văn Thành chống Pháp hy sinh
và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa được tổ chức đúng theo Nghị định số: 103/2009/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Chính Phủ về ban hành quy chế hoạt động văn hóa
và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16
tháng 12 năm 2009 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 103/2009/NĐ-CP.
Ban
tổ chức Lễ hội được thành lập theo Quyết định số: 216/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01
năm 2013 của UBND huyện Châu Phú gồm có 30 thành viên, Trưởng Ban tổ chức là Chủ
tịch UBND huyện. Ban tổ chức phân công Phòng VH &TT, Trung tâm văn hóa,
Trung tâm TDTT và các ngành có liên quan xây dựng chương trình chi tiết các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ lễ hội.
Trước
thời gian lễ hội Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch số
22/KH-SVHTTDL ngày 27 tháng 02 năm 2013 về việc phân công hỗ trợ UBND huyện
Châu Phú tổ chức lễ hội kỷ niệm 140 năm ngày mất Quản cơ Trần Văn Thành. Đồng
thời phân công đoàn công tác của Thanh tra Sở đến kiểm tra công tác tổ chức lễ
hội theo chỉ đạo của Bộ VHTTDL về chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các lễ hội.
Qua kiểm tra đoàn công tác đã đánh giá cao công tác tổ chức lễ hội, đúng theo
quy định và tinh thần chỉ đạo của Bộ VHTTDL.
Các
nghi lễ cổ truyền thực hiện đúng theo nghi thức truyền thống đã được Bảo tàng tỉnh
thẩm định; các nội dung, nghi thức lễ hành chính gồm: Tổ chức đặt lẵng hoa viếng
Tượng đài Quản cơ Trần Văn Thành, lễ khai hội tại sân lễ khu vực đền thờ được tổ
chức chương trình sân khấu hóa, lễ dâng hương trong đền thờ vào ngày 01/4/2013
(21/2 âl). Nhìn chung phần nghi lễ thực hiện trang trọng, đúng chương trình và
có ý nghĩa giáo dục truyền thống cao cho thế hệ trẻ.
Công
tác tuyên truyền cổ động: Trung tâm Văn hoá đã triển khai thực hiện 50 băng
roll, 200 lá phướn, 500 cờ hội, 2 pano lớn (18 m2/pano), 30 pano nhỏ
(2mx1m/pano), trang trí 3 cổng chào từ khu vực xã Vĩnh Thạnh Trung đến xã Đào Hữu
Cảnh. Vận động nhân dân treo cờ nước, treo đèn kết hoa chào mừng lễ hội từ Chợ
Vịnh Tre đến xã Đào Hữu Cảnh. Ngoài ra UBND Xã Thạnh Mỹ Tây vận động nhân dân
các ấp thực hiện 04 xe hoa cổ động cho lễ hội, diễu hành từ xã Đào Hữu Cảnh đến
chợ Vịnh Tre.
Đài
truyền thanh huyện và xã Thạnh Mỹ Tây thực hiện tuyên truyền thường xuyên vào
các ngày diễn ra lễ hội về ý nghĩa của lễ hội, về thân thế Quản cơ Trần Văn
Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, về thành tựu kinh tế xã hội năm 2012 và những
nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội năm 2013 của huyện. Thông báo việc
không tổ chức phục vụ cơm thí, việc phân luồng giao thông, việc cảnh giác với
các đối tượng móc túi, giựt nữ trang; hành nghề xin xâm, bói toán, mê tín dị
đoan…
Huyện
Đoàn phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện, xã Đoàn Thạnh Mỹ Tây tổ chức cuộc
thi “Tuổi trẻ Châu Phú tìm về cội nguồn” lần thứ IV/2013, có hơn 500 đoàn viên
thanh niên các trường trung học phổ thông trong huyện và các xã đoàn Thạnh Mỹ
Tây, Vĩnh Thạnh Trung, Đào Hữu Cảnh về tham dự, nội dung tìm hiểu về cuộc khởi
nghĩa Bảy Thưa và Quản cơ Trần Văn Thành. Sau phần hội thi là thi đấu các trò
chơi dân gian diễn ra trong không khí vui tươi sôi nổi dành cho thanh niên.
CLB
đàn ca tài tử tỉnh An Giang; Đoàn ca, múa nhạc An Giang; Trung tâm Văn hóa tỉnh
luân phiên tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ với nhiều bài hát nội
dung chào mừng lễ hội do các tác giả trong và ngoài huyện sáng tác, kết hợp với
các tiết mục ca ngợi quê hương đất nước. Đặc biệt vào đêm 01/4 (21/2 âl) diễn
ra chương trình nghệ thuật sân khấu hóa hoành tráng với chủ đề “Mãi mãi ơn người” tái hiện lại cuộc chiến
không cân sức giữa lực lượng nghĩa binh Gia Nghị và thực dân Pháp, được phát
sóng trực tiếp trên Đài PTTH An Giang. Kịch bản, đạo diễn chương trình do Tiến
sĩ Ngô Quang Láng- Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang đảm
trách.
Trung
tâm TDTT huyện đăng cai tổ chức các giải thi đấu đẩy gậy, kéo co, đua thuyền tỉnh
An Giang (mở rộng) năm 2013 và tổ chức giải bóng chuyền trong khuôn khổ Đại hội
TDTT huyện Châu phú. Xã Thạnh Mỹ Tây tổ chức khai mạc Đại hội TDTT cấp xã và
thi đấu các môn : bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Ngoài ra còn tổ chức các trò
chơi dân gian, giao lưu biểu diễn thể dục dưỡng sinh, có 11 CLB trong và ngoài
huyện tham dự; tổ chức biểu diễn lân, diễu hành xe đạp thể thao, thu hút trên
1.000 VĐV tham gia, phục vụ đông đảo nhân dân khắp nơi đến xem.
Phòng
Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với UBND xã Thạnh Mỹ Tây tiến hành bố trí, sắp xếp các khu vực buôn bán
hàng hóa, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí ở phía trước UBND xã, trước khu mộ
Bà và một số điểm trước các hộ dân chung quanh khu vực đền thờ. Yêu cầu các nơi
bán hàng phải niêm yết giá và bán đúng giá, không bán hàng giả, hàng không bảo
đảm chất lượng và nguồn gốc.Thành lập 03 tổ kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm
tra các hoạt động mua bán, vui chơi giải trí trong khu vực lễ hội. Các hoạt động
vui chơi giải trí được Phòng Văn hóa và Thông tin kiểm tra giấy phép và nội
dung, chương trình, tránh tình trạng lợi dụng các hoạt động vui chơi giải trí để
tổ chức đánh bạc. Trong thời gian diễn ra lễ hội Thanh tra Sở VHTTDL đã phối hợp
Phòng Văn hóa và Thông tin thường xuyên kiểm tra các hoạt động vui chơi giải
trí, buôn bán văn hóa phẩm tại khu vực lễ hội.
Ban
tổ chức giao cho Công an – Quân sự huyện kết hợp với phòng Kinh tế -Hạ tầng và
UBND xã Thạnh Mỹ Tây tổ chức các điểm giữ xe cho nhân dân đến dự Lễ hội, tổ chức
phân luồng và điều tiết giao thông không để xảy ra ùn tắc giao thông trong thời
gian Lễ hội. Qua 4 ngày, đêm diễn ra Lễ hội tình hình an ninh trật tự được bảo
đảm tốt, không có trường hợp vi phạm nào xảy ra.
Ban
quản lý di tích đã bố trí khu vực nhà vệ sinh tạm cho khách đến dự Lễ hội; Ban
Công trình công cộng kết hợp Ban quản lý di tích tổ chức thu gom rác thải thường
xuyên trong những ngày diễn ra Lễ hội, không để tồn đọng; bố trí nhiều giỏ rác
quanh khu vực lễ hội. Trung tâm Y tế huyện tổ chức phun thuốc diệt khuẩn trước,
trong và sau lễ hội. Tổ chức tổ công tác kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm
suốt thời gian diễn ra lễ hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Nhìn
chung, công tác chuẩn bị và tiến hành tổ chức Lễ hội văn hóa truyền thống huyện
Châu Phú lần thứ XI/2013 diễn ra đúng với Nghị định số 103-TTg của Chính Phủ và
Thông tư số 04-BVHTTDL của Bộ Văn hoá thể thao & du lịch. Phần nghi lễ truyền
thống thực hiện đúng theo nguyên gốc. Phần hội được chú trọng, các hoạt động
văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí đều gắn với nội dung giáo dục
truyền thống đã góp phần nâng cao ý nghĩa của những người tham gia Lễ hội. Công
tác an ninh trật tự được đảm bảo, không có trường hợp vi phạm nào xảy ra; vệ
sinh môi trường, sắp xếp việc mua bán khá chu đáo, bảo đảm an toàn cho lễ hội.
Công tác xã hội hóa các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, cổ động trực quan
phục vụ lễ hội thực hiện khá tốt. Chính quyền địa phương đã vận động nhân dân
treo cờ nước, cờ hoa, treo đèn, làm xe hoa chào mừng đã tạo nên không khí vui
tươi phấn khởi trong những ngày diễn ra lễ hội. Qua những ngày lễ hội có khoảng
70.000 lượt khách khắp nơi đến dự.
Đặc
biệt với chương trình nghệ thuật sân khấu hoá đặc sắc đã để lại ấn tượng cho
người xem về hình ảnh Quản cơ Trần Văn Thành có công trong việc khai hoang vùng
đất Láng Linh, Bảy Thưa; xây dựng lực lượng nghĩa binh Gia nghị chống Pháp. Qua
đó ôn lại tiến trình lịch sử của dân tộc, tôn vinh sự hy sinh cao cả và tinh thần
bất khuất của lực lượng nghĩa binh Gia nghị, Đức Quản cơ Trần Văn Thành đã chứng
minh cho tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ và dũng cảm của dân tộc Việt
Nam; nâng cao lòng tự hào trong cán bộ và nhân dân về truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm của dân tộc nói chung và của nhân dân Châu Phú nói riêng, góp phần
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay, làm động lực tinh thần cho mọi
người góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa./.
Đỗ Thanh Phong