GIỚI THIỆU

CÁC XÃ – THỊ TRẤN

1. Thị trấn Cái Dầu:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Lê Hùng Minh

+ Phó Chủ tịch: Trần Ngọc Xuân Hiếu

+ Phó Chủ tịch: Trần Thanh Bình

- Liên hệ: 02963.688.367 (caidau@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Thị trấn Cái Dầu là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Huyện; nằm cặp Quốc lộ 91, phía Đông giáp xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân (ngăn cách bởi sông Hậu), phía Tây và phía Nam giáp xã Bình Long, phía Bắc giáp xã Vĩnh Thạnh Trung; có 06 ấp (Bình Hòa, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Bình Nghĩa, Vĩnh Lộc) với 18.212 nhân khẩu/4.480 hộ.

+ Là địa bàn đông dân cư, bao gồm nhiều dân tộc: người Kinh chiếm 98,2%, dân tộc Khơ-me chiếm 0,05%, dân tộc Hoa chiếm 1,93%. Nhân dân Cái Dầu có truyền thống nhân ái, đoàn kết, đang chung sức cùng chính quyền địa phương xây dựng thị trấn ngày càng phát triển. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của thị trấn Cái Dầu là 30,1 triệu/ người/ năm, sản lượng lương thực 288kg/ người, có 06/06 ấp được công nhận ấp văn hóa và giữ vững trong nhiều năm liền, có chợ Cái Dầu là chợ lớn nhất huyện,….Trong tương lai Cái Dầu tiếp tục phát huy lợi thế của mình trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ, trong đó phải kể đến loại hình khu dân cư kết hợp với thương mại, kinh doanh dịch vụ.

2. Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Nguyễn Nghi Em

+ Phó Chủ tịch: Trần Hữu Trung

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Ngọc Hằng

- Liên hệ: 02963.689.160 (vinhthanhtrung@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Bình Thạnh Đông và Hòa Lạc, huyện Phú Tân dọc theo tuyến sông hậu, phía Tây giáp xã Thạnh Mỹ Tây dọc theo Kinh 7, phía Nam giáp Thị trấn Cái Dầu và xã Bình Long dọc theo Kinh 10, phía Bắc giáp xã Mỹ Phú và Ô Long Vĩ dọc theo Kênh Tri Tôn.

+ Diện tích đất tự nhiên là 2.847 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.333,99 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 95,72 ha, đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 513,95 ha. Xã có 12 ấp, gồm: Ấp Vĩnh Thuận, Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Lợi, Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú, Vĩnh Quí, Vĩnh Quới, Bình An, Thạnh An, Thạnh Lợi. Dân số có 6.928 hộ với tổng số nhân khẩu 34.275 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông 1.892 hộ; dân tộc gồm người Kinh, Hoa, Chăm, Khơme.

+ Sản xuất nông nghiệp: diện tích gieo trồng được 2191 ha, trong đó lúa 2160 ha, cây màu 31 ha. Chăn nuôi: thủy sản: diện tích hiện nuôi 77.8 ha, sản lượng thu hoạch 7500 tấn; thú y: tổng đàn gia súc gia cầm 11.567 con. Bình quân lương thực đầu người 1.196kg/người/năm.

3. Xã Mỹ Phú:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Tăng Văn Dũng

+ Phó Chủ tịch: Lê Quốc Bình

+ Phó Chủ tịch: Bùi Thị Hoàng Oanh

- Liên hệ: 02963.886.622 (myphu@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp sông Hậu, phía Tây giáp xã Ô Long Vĩ, phía Nam giáp xã Vĩnh Thạnh Trung, phía Bắc giáp xã Mỹ Đức.

+ Diện tích đất tự nhiên 3.383 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.865 ha. Xã có 07 ấp: Mỹ Hưng, Mỹ Lợi, Mỹ Trung, Mỹ Thuận, Mỹ An, Mỹ Quý, Mỹ Phước. Dân số có 5.086 hộ với tổng số nhân khẩu 21.960 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm 80%, dân cư gồm người Kinh chiếm 99.9%; người Hoa, Chăm 0.1%.

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng được 8.416 ha, trong đó lúa 8.016 ha, cây màu 400 ha; thủy sản: diện tích hiện nuôi 51,84 ha, sản lượng thu hoạch 15.000 tấn; thú y: tổng đàn gia súc gia cầm có 10.289 con, kết hợp với cán bộ trạm thú y xây dựng cho nông dân tổng số 22 hầm biogas. Bình quân lương thực đầu người 38 triệu đồng/người/năm.

4. Xã Mỹ Đức:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Huỳnh Văn Út

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Linh Lam

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Ái Tiền

- Liên hệ: 02963.886.132 (myduc@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Khánh Hòa, phía Tây giáp xã Ô Long Vĩ, phía Nam giáp xã Mỹ Phú cách nhau rạch Cần Thảo, phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc.

+ Mỹ Đức với diện tích đất tự nhiên 3.657 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 3.103 ha. Xã có 07 ấp: Mỹ Thiện, Mỹ Phó, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Thạnh, Mỹ Hiệp, Mỹ Thành. Dân số có 5.154 hộ với tổng số nhân khẩu 22.310 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông 3.608, dân cư gồm người Kinh, Hoa.

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp: với diện tích trồng lúa 3.059 ha; cây màu 278 ha; thủy sản: diện tích hiện nuôi 28 ha, sản lượng thu hoạch 320 tấn; thú y: tổng đàn gia súc gia cầm 23.916 con. Bình quân lương thực đầu người 37 triệu đồng/người/năm.

5. Xã Khánh Hòa:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Trần Dũ Bình

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Thanh Bình

+ Phó Chủ tịch: Phan Hoàng Em

- Liên hệ: 02963.886.131 (khanhhoa@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: là một xã cù lao của huyện Châu Phú, nằm dọc theo sông Hậu, phía Đông giáp xã Hòa Lạc – huyện Phú Tân, phía Tây giáp xã Mỹ Đức, phía Nam giáp xã Mỹ Phú, phía Bắc giáp phường Vĩnh Mỹ - thị xã Châu Đốc.

+ Diện tích đất tự nhiên của xã 2.215 ha, toàn xã chia thành 09 ấp: Khánh Bình, Khánh Thuận, Khánh Phát, Khánh Châu,Khánh An, Khánh Mỹ, Khánh Đức, Khánh Lợi, Khánh Hòa. Tổng số hộ dân đang sinh sống là 6.071 hộ với 25.151 dân chủ yếu là dân tộc kinh có 244 hộ là dân tộc Chăm. Đảng bộ xã có 342 đảng viên được tổ chức thành 22 chi bộ.

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và  chăn nuôi trong đó diện tích trồng lúa trong năm là 2.687 ha, năng xuất bình quân là 6.5 tấn/ha; màu 1.091 ha, năng xuất đạt 18.5 tấn/ha (đặc biệt có 5,53 ha trồng cây đậu bắp Nhật); chăn nuôi với tổng đàn gia súc là 3.070 con, trong đó heo 780 con, trâu bò 2.265 con, dê 25 con, gia cầm 23.034 con.

6. Xã Thạnh Mỹ Tây:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Nguyễn Ngọc Đầy

+ Phó Chủ tịch: Dương Hoài Vũ

+ Phó Chủ tịch: Phạm Thanh Sang

- Liên hệ: 02963.815.200 (thanhmytay@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp Vĩnh Thạnh Trung, phía Tây giáp Đào Hữu Cảnh, phía Nam giáp Bình Phú, phía Bắc giáp Ô Long Vĩ.

+ Diện tích đất tự nhiên 3.565 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 3.214 ha. Xã có 08 ấp: Thạnh Hòa, Mỹ Bình, Tây An, Bờ Dâu, Long Châu, Ba Xưa, Cầu Dây, Thạnh Phú. Dân số có 5.115 hộ với tổng số nhân khẩu 23.077 người.

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng được 3214 ha, trong đó lúa chiếm 3.167 ha; cây màu 48,2 ha; thủy sản: diện tích hiện nuôi 9,02 ha, sản lượng thu hoạch 2081 tấn.

7. Xã Đào Hữu Cảnh:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Trần Minh Tâm

+ Phó Chủ tịch: Huỳnh Thị Huệ

+ Phó Chủ tịch: Ngô Văn Đợi

- Liên hệ: 02963.815.300 (daohuucanh@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía đông giáp xã Thạnh Mỹ Tây, phía tây giáp xã Tân Lập huyện Tịnh Biên, phía nam giáp xã Bình Phú, phía bắc giáp xã Ô Long Vĩ.

+ Tổng diện tích đất tự nhiên: 5391ha, trong đó: đất nông nghiệp 5.071 ha, đất phi nông nghiệp là 320 ha. Toàn xã có 08 ấp, tổng dân số (theo ĐTTK 2008): 14.450 người, với tổng số 3.416 hộ, trong đó số lao động trong độ tuổi 6.714 lao động (lao động nam 3.324 lao động, chiếm 49,5 %, lao động nữ 3.390 lao động chiếm 50,5%). Dân cư gồm người Kinh chiếm 99,87%, dân tộc Khmer chiếm 0,05%, dân tộc Chăm chiếm 0,03%, dân tộc Hoa chiếm 0,05%) với hơn 90% hộ dân sống bằng nghề nông, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào 02 vụ lúa. Hệ thống giao thông nông thôn chưa hoàn chỉnh, địa bàn xã có nhiều kênh, rạch mà đa số các cầu ngang kênh chỉ phục vụ được cho xe mô tô 02 bánh lưu thông gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, nhất là vào mùa mưa.

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng được cả năm 11.550 ha, trong đó lúa 11.460 ha, cây màu 90 ha; thủy sản: Hiện có 2 hộ nuôi cá lóc với thể tích 108 m3 với số lượng 20.000 con và 11 hộ nuôi lươn với số lượng 9.400 con; thú y: tổng đàn gia súc gia cầm 35.000con.

8. Xã Bình Chánh:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Nguyễn Xuân Nhã

+ Phó Chủ tịch: Phạm Thành Mật

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Nghĩa

- Liên hệ: 02963.679.141 (binhchanh@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp Bình Mỹ, phía Tây giáp xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, phía Nam giáp xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, phía bắc giáp xã Bình Long và xã Bình Phú. Bình Chánh là một trong những xã điểm Nông thôn mới của tỉnh.

+ Diện tích đất tự nhiên 3.390 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2892 ha. Xã có 05 ấp: Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Lộc, Bình Lợi, Bình Chơn. Dân số 2369 hộ với tổng số nhân khẩu 9462 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông 2039 hộ. Dân cư gồm người Kinh (99.41%), Hoa (0.42%), Khmer (0.085%).

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng được là 2892 ha, trong đó lúa 2876 ha, cây màu 16 ha; thủy sản diện tích hiện nuôi 2,95 ha, sản lượng thu hoạch 25 tấn; Thú y tổng đàn gia súc, gia cầm 16.364 con.

9. Xã Bình Mỹ:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Phan Văn Vấn

+ Phó Chủ tịch: Trần Thị Anh Khoa

+ Phó Chủ tịch: Phan Hoàng Minh

- Liên hệ: 02963.889.802 (binhmy@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: Phía Đông giáp xã Bình Thủy, phía Tây giáp với xã Bình Chánh, phía Nam giáp xã An Hòa, huyện Châu Thành và Phía bắc giáp xã Bình Long cách nhau kênh Xáng Cây Dương.

+ Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.512 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.582 ha. Toàn xã có 8 ấp (Bình Hưng 1, Bình Hưng 2, Bình Trung, Bình Thành, Bình Tân, Bình Minh, Bình Chánh 1, Bình Chánh 2), dân số có 6.022 hộ với 27.420 người, sống chủ yếu bằng nghề nông.

+ Xã có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp. Hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

10. Xã Bình Phú:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Nguyễn Thanh Tâm

+ Phó Chủ tịch: Mai Hữu Lý

+ Phó Chủ tịch: Hồ Thùy Trang

- Liên hệ: 02963.679.050 (binhphu@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Bình Long, phía Tây giáp xã Vĩnh Bình – Vĩnh An huyện Châu Thành, phía Bắc giáp xã Thạnh Mỹ Tây – Đào Hữu Cảnh, phía Nam giáp xã Bình Chánh ngăn cách bởi Kênh Ba Thê.

+ Bình Phú có diện tích đất tự nhiên là 4.793 ha, sông ngòi, kênh gạch chằn chịt, dân tọc chủ yếu là dân tộc kinh. Toàn xã có 07 ấp: Bình Đức, Bình An, Bình Quới, Bình Thới, Bình Điền, Bình Khánh, Bình Tây, với tổng dân số là… người, đa số theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo còn lại đạo Phật và một số ít đạo khác.

+ Xã có thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hệ thống đê bao khá vững chắc, tổng diện tích gieo trồng cả năm 9.122 ha, sản lượng đạt 60.263 tấn. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, công tác tiêm phòng được thực hiện thường xuyên, đời sống nhân dân ổn định.

11. Xã Bình Long:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Lại Thị Mộng Nhi

+ Phó Chủ tịch: Phạm Thị Mỹ Trinh

+ Phó Chủ tịch: Huỳnh Kim Vũ Linh

- Liên hệ: 02963.687.771 (binhlong@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân cách nhau bởi sông Hậu, phía Tây giáp xã Bình Phú, phía Nam giáp xã Bình Mỹ và Bình Chánh, phía Bắc giáp thị trấn Cái Dầu.

+ Diện tích đất tự nhiên 2.252 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2116 ha. Xã có 07 ấp: Bình Chánh, Bình Hưng, Chánh Hưng, Bình Thuận, Bình Thắng, Bình Chiến và Bình Châu. Dân số có 4317 hộ với tổng số nhân khẩu 17.691 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông 80%, dân cư gồm người Kinh, Hoa, Chăm…

+ Tình hình sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng được 2116ha, trong đó lúa 2056 ha, cây màu 60 ha; thủy sản: diện tích hiện nuôi 21,11 ha,thú y: tổng đàn gia súc 496 con, gia cầm 8.350 con.

12. Xã Ô Long Vĩ:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Tô Thanh Tân

+ Phó Chủ tịch: Lương Hoàng Viễn

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Lan

- Liên hệ: 02963.677.400 (olongvi@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Mỹ Phú, Mỹ Đức theo kênh Hào Đề, phía Tây giáp huyện Tịnh Biên dọc theo kênh Ranh, phía Nam giáp xã Thạnh Mỹ Tây, xã Vĩnh Thạnh Trung và xã Đào Hữu Cảnh, phía Nam giáp kênh Ranh (giữa Châu Phú-Tịnh Biên), phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc theo kênh Đào.

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.261 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 6.810 ha. Xã có 12 ấp: Long Hòa, Long Thiện, Long An, Long Phước, Long Định, Long Thịnh, Long Bình, Long Hưng, Long Sơn, Long Thành, Long Phú, Long Thuận. Dân số có 3.262 hộ với tổng số nhân khẩu 12.384 người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông 80%, dân cư gồm người Kinh, Hoa, Chăm, Khơme.

- Tình hình sản xuất nông nghiệp với diện tích gieo trồng được 6.810 ha, trong đó lúa 6.671 ha, cây màu 139 ha; thủy sản: diện tích hiện nuôi 6,7 ha, thú y: tổng đàn gia súc 1.100 con, gia cầm 43.615 con.

13. Xã Bình Thủy:

- Lãnh đạo:

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND: Bùi Thị Ngọc Lê

+ Phó Chủ tịch: Bùi Văn Khải

+ Phó Chủ tịch: Nguyễn Châu Vinh Hiển

- Liên hệ: 02963.671.022 (binhthuy@angiang.gov.vn)

- Điều kiện tự nhiên – xã hội:

+ Địa giới hành chính: phía Đông giáp: sông Hậu cách nhau với huyện Chợ Mới, phía Tây giáp: xã Bình Mỹ và xã An Hòa huyện Châu Thành, phía Nam giáp: xã Bình Thạnh huyện Châu Thành, phía Bắc giáp: sông Hậu và xã Tân Hòa huyện Phú Tân.

+ Diện tích đất tự nhiên: 1.552 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 797 ha chia làm 02 tiểu vùng (tiểu vùng I diện tích 500 ha, tiểu vùng II diện tích 232 ha, còn lại 65 ha là diện tích ngoài đê), xã có 06 ấp; dân số (theo điều tra thống kê mới nhất) có: 4.249 hộ với tổng số nhân khẩu:  17.649người, trong đó số hộ sống bằng nghề nông chiếm: 77 % . Dân cư gồm người Kinh chiếm: 99.84 %, người Khmer chiếm: 0.03 %, người Hoa chiếm 0.008 %, khác chiếm 0.05%.

+ Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản, làm nền tảng cho phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Từ đó xã đã quy hoạch vùng nuôi thủy sản 200 ha (thuộc ấp Bình Hòa, Bình Yên và Bình Thiện) nhưng đến nay mới khai thác được 38,54ha, đạt 19,3% diện tích. Nâng diện tích trồng màu từ 124ha lên 173 ha, đồng thời đã thực hiện mô hình “02 lúa, 01 màu” được 327 ha, hướng tới chuyển thành “01 lúa, 02 màu”, khai thác và phát triển các cơ sở sản xuất gạch ngói theo hướng công nghiệp, hiện có 24 cơ sở với 107 miệng lò đã chuyển đổi 05/24 cơ sở với... miệng lò sang hướng công nghiệp hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Trên địa bàn xã có 06 trường, trong đó có 01 trường mẫu giáo với 398 trẻ, 04 trường Tiểu học với 1513 học sinh, 01 trường THCS với 548 học sinh. Hiện trạng trường lớp đã được kiên cố hóa đủ để dạy và học, tuy nhiên để đạt chuẩn quốc gia cần phải đầu tư xây dựng thêm các phòng chức năng và mở rộng thêm mặt bằng trường THCS.