a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ Cơ sở nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Bộ phận một của UBND cấp huyện). Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả UBND cấp huyện ghi phiếu hẹn trả kết quả nếu hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo cấu trúc, nội dung, số lượng quy định, không tiếp nhận và hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường trong thời gian một (01) ngày.
- Bước 3: Cán bộ thẩm định hồ sơ của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện xem xét hồ sơ, tham mưu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trình UBND cấp huyện (hoặc Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường nếu được ủy quyền) cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, trong thời gian chín (09) ngày và chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện.
- Bước 4: Sau khi có kết quả Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện thông báo ngay cho Chủ dự án mang biên nhận hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện để nhận kết quả.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ quan hành chính.
c) Thành phần hồ sơ:
(1) Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
(2) Ba (03) bản đề án đơn giản.
Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án đơn giản theo yêu cầu.
d) Số lượng hồ sơ: Một (01) bộ.
e) Thời hạn giải quyết: mười (10) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
g) Đối tượng thực hiện: Tổ chức, Cá nhân.
h) Cơ quan thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
i) Kết quả giải quyết: Giấy xác nhận.
k) Phí, lệ phí: không.
l) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo Phụ lục 13 của Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- Mẫu bìa, trang phụ bìa, cấu trúc và yêu cầu nội dung đề án đơn giản theo phụ lục 14a của Thông tư 26/2015/TT-BTNMT (kèm phụ lục).
m) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
- Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
+ Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
+ Văn bản thông báo việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
n) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.