21 - Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

          a) Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.

+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

          b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính.

          c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

          * Thành phần hồ sơ:

          - Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

          - Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

          * Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

          d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc. 

          đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

          Cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp sau:

          - Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;

          - Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.

          e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

          g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động.

          h) Lệ phí: Không.

          i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

          Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP).

          k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

          Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

          - Cơ sở trợ giúp xã hội công lập, ngoài công lập đã được thành lập, được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

          - Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

          - Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.

          - Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP còn phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 103/2017/NĐ-CP.

          l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

          + Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

          + Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.


Nội dung thủ tục:Tải về

Biểu mẫu đính kèm:Tải về