24-Lĩnh vực chăn nuôi và thú y

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cá nhân nuôi vịt chạy đồng phải đăng ký nuôi và đăng ký tiêm phòng vịt chạy đồng tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.

+ Bước 3: Tổ chức thực hiện:

Trong ngày làm việc kể từ ngày cá nhân, tổ chức đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã phải đăng ký nuôi gia cầm cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận hồ sơ đăng ký của chủ nuôi, nhân viên chăn nuôi và thú y cấp xã phải tổ chức tiêm phòng cho đàn vịt và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng gia cầm cho cá nhân, tổ chức như sau:

Đối với gia cầm nuôi mới phải tiêm đủ 02 mũi tiêm theo quy định của Ngành thú y.

Đối với gia cầm đã hết thời gian miễn dịch phải tiêm tái chủng.

+ Bước 4: Cá nhân, tổ chức nhận sổ vịt chạy đồng tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đàn vịt được tiêm phòng mũi 2 đối với vịt nuôi mới và tiêm tái chủng đối với những đàn vịt đã hết thời gian miễn dịch.

+ Bước 5: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp không đăng ký phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xin lỗi người thực hiện thủ tục hành chính bằng văn bản trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hơn thời gian quy định hoặc trong trường hợp người thực hiện thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ do lỗi của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý. thuộc thẩm quyền quản lý.

- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng.

+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: trong 31 ngày kể từ ngày chủ đàn gia cầm đăng ký nuôi và tiêm phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp sổ vịt chạy đồng cho chủ đàn vịt. Trường hợp không cấp sổ vịt chạy đồng thì phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp sổ vịt chạy đồng.

- Phí, lệ phí:

* Chủ đàn vịt phải nộp phí tiêm phòng: 300 - 350 đồng/lần/con (Theo quy định tại Khoản 4, mục I Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật).

* Chủ đàn vịt phải chịu:

+ Tiền mua vacxin theo giá thị trường.

+ Tiền in sổ vịt chạy đồng theo giá in thực tế tại thời điểm.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+  Tiêm phòng mũi 1: đàn gia cầm phải đủ 14 ngày tuổi.

+  Tiêm phòng mũi 2: sau 28 ngày kể từ ngày tiêm phòng mũi 1.

+ Tiêm tái chủng với những đàn vịt đã hết thời gian miễn dịch (4 tháng kể từ khi tiêm phòng mũi 2).

+  Chỉ được cấp sổ vịt chạy đồng sau khi đàn vịt đã tiêm phòng đủ 2 mũi và các đàn vịt đã được tái chủng.

+  Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch trên địa bàn khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

+ Xuất trình chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu gia đình cho cán bộ tiếp nhận khi nộp hồ sơ.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Phụ lục 09 hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

+ Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

+ Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

+ Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

+ Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

+ Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BNNPTNT ngày 20/7/2015 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

+ Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y.

                + Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

 


Nội dung thủ tục:Tải về

Biểu mẫu đính kèm:Tải về