Bài viết - Phóng sự

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Châu Phú

09:59 09/04/2024

    

Những năm qua, ứng dụng công nghệ cao trở thành một trong những giải pháp về khoa học - công nghệ, đưa kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

 

 

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, ngành nông nghiệp Châu Phú đã và đang triển khai ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị cho cây trồng, vật nuôi. Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, trong lĩnh vực trồng trọt, nông dân ứng dụng rộng rãi Chương trình “03 giảm 03 tăng” trong vụ Đông xuân 2022-2023 với diện tích 30.376 ha, chiếm tỷ lệ 93,8% so với diện tích xuống giống và diện tích áp dụng “01 phải 05 giảm” là 18.521 ha, đạt 59,4% diện tích xuống giống. Trong vụ Hè thu năm 2023, nông dân ứng dụng rộng rãi Chương trình “03 giảm 03 tăng”với diện tích 30.293 ha, chiếm tỷ lệ 92,8% so với diện tích xuống giống và diện tích áp dụng “01 phải 05 giảm” là 19.097 ha đạt 62,9% diện tích xuống giống. Trong vụ Thu đông năm 2023, nông dân ứng dụng rộng rãi Chương trình “03 giảm 03 tăng”với diện tích 17.458 ha, chiếm tỷ lệ 93,2% so với diện tích xuống giống và diện tích áp dụng “01 phải 05 giảm”  là 10.448 ha đạt 93,2% diện tích xuống giống.

 

Áp dụng công nghệ trong thu hoạch và sau thu hoạch, toàn huyện có 247 máy Gặt đập liên hợp, 88 lò sấy và nhiều loại máy khác như: 233 máy cày, 397 máy xới, 94 máy trục trạt; 44 máy sạ hàng kéo tay, 02 máy sạ hàng có động cơ; 05 máy cấy; 5.753 máy sạ phân, phun thuốc; 45 máy bay Drone phun thuốc; 22 máy cuộn rơm và 257 xe vận chuyển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 04 cơ sở sản xuất trái cây sấy ở xã Bình Thủy, Khánh Hòa và Mỹ Đức…

 

Để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, việc ứng dụng khoa học công nghệ là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài. Tới đây, ngành nông nghiệp huyện nhà sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đối với cây lúa, đẩy mạnh tập huấn, khuyến nông, đào tạo nghề, xây dựng các mô hình trình diễn để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,... nhằm nâng cao kỹ năng, tăng hiệu quả sản xuất. Sử dụng giống xác nhận, ứng dụng 1 phải 5 giảm, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, gieo sạ và bón phân bằng máy, ứng dụng Drone trong sản xuất lúa,... Tuyên truyền người dân tham gia tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã để đảm bảo quyền lợi khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ theo cánh đồng lớn. Đặc biệt cần chú trọng hình thức tuyên truyền giữa nông dân với nông dân thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác,... nhằm thay đổi tư duy của người dân về phương thức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa theo hướng bền vững. Tiếp tục duy trì, ổn định hoạt động sản xuất và cung ứng giống. Khuyến khích đăng ký chất lượng thương hiệu để đảm bảo nguồn giống lúa có chất lượng cao đáp ứng theo nhu cầu sản xuất.

Đối với rau màu, tăng cường vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới (nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới phun tự động, phân bón hữu cơ sinh học). Sử dụng giống lai F1, giống nuôi cấy mô, kỹ thuật tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, trồng rau màu trong nhà lưới, sử dụng thuốc theo 04 đúng, sử dụng các sản phẩm phân hữu cơ sinh học, vi sinh, đảm bảo thời gian cách ly, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Kiện toàn, củng cố lại các tổ sản xuất rau theo hướng an toàn. Mời gọi đầu tư với các công ty, doanh nghiệp có điều kiện liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu an toàn. Xây dựng chuyên mục, chuyên đề về sử dụng thực phẩm an toàn, thường xuyên phát trên đài truyền thanh để nâng cao ý thức người dân trong sử dụng thực phẩm an toàn.

Đối với cây ăn quả, tiếp nhận và chuyển giao các giống cây ăn trái mới cho nông dân trong huyện. Phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như: sầu riêng xã Bình Chánh, nhãn xuồng Khánh Hòa, nhãn Mỹ Đức,. Phối hợp với các Sở, Chi cục, Trung tâm mời các Viện, trường để mở các lớp cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp từ Huyện, xã. Đối với chăn nuôi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo huống an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao như nuôi gia cầm trên đệm lót lên men, nuôi trong hệ thống chuồng kín,... phát triển các sản phẩm sạch như: trứng vịt, dê thịt,… Đối với thủy sản, tiếp tục nhân rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn trong mô hình nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Thạnh Mỹ Tây; xây dựng kế hoạch kiểm tra, quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên huyện.

Đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác, phối hợp với các ngành có liên quan tập trung tiến hành củng cố, nâng cao năng lực quản lý điều hành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã yếu kém, nâng chất các Tổ hợp tác, Hợp tác xã theo lộ trình như sau: Đánh giá hoạt động của Hợp tác xã theo bộ tiêu chí (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 của UBND huyện). Hỗ trợ xây dựng lại phương án sản xuất (có đưa vào phương án trả nợ hệ thống trạm bơm điện), tổ chức hiệp thương lại giá lúa nước, kiện toàn bộ máy quản lý điều hành của Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Tăng cường công tác vận động nông dân tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, để liên kết sản xuất, mở rộng dịch vụ và ký kết hợp đồng với công ty. Khuyến khích Tổ hợp tác, Hợp tác xã vận dụng chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để mở rộng dịch vụ. Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ năng lực quản lý cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, bộ phận tài chính hợp tác xã, ban quản lý, kế toán tổ hợp tác đảm bảo đủ năng lực quản lý điều hành và liên kết với các công ty thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau màu, cánh đồng lớn.

 

Trúc Mai

các tin khác