Kinh tế

Khởi nghiệp từ nghề sản xuất thực phẩm chay

12:44 14/07/2023

    

Có dịp đến thăm cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm chay An Lạc, ngụ ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây. Tại đây, tôi có dịp trò chuyện với chị Võ Thị Tố Hảo (chủ cơ sở sản xuất An Lạc) để hiểu thêm về cơ duyên đến với nghề chế biến và sản xuất thực phẩm chay của gia đình, đây cũng là một câu chuyện khởi nghiệp khá đặc biệt.

 

       Theo lời chị chia sẻ: gần như, các thành viên trong gia đình chị hiện tại đều ăn chay trường từ nhỏ. Từ chỗ đó, gia đình mới biết và có ý định nghĩ đến việc sản xuất sản phẩm chay để bán có thêm thu nhập. Lúc mới đầu, gia đình chỉ sản xuất duy nhất một mặt hàng, đó là sản phẩm khô sườn non chay. Từ sản xuất nhỏ lẻ, cung cấp cho các điểm bán nhỏ-lẻ ở địa phương.

 

 

 

       Sau 01 khoảng thời gian, bắt đầu từ năm 2014, gia đình mới đầu tư mua sắm các trang thiết bị, mở cơ sở sản xuất thêm nhiều mặt hàng khác nữa như: chả viên tiêu, mề chay, bao tử chay, chả cá chay v.v…. cho đến nay, cơ sở đã phát triển sản xuất với tổng số 16 món chay các loại, hướng tới cơ sở của gia đình chị Hảo, dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất và cho ra thị trường thêm 08 sản phẩm nữa. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các sản phẩm của cơ sở sản xuất đã có mặt tại nhiều nơi, trong và ngoài tỉnh như: Đồng Tháp, Sài Gòn, Bình Dương, Sóc Trăng, Đà Lạt… và được người tiêu dùng tiếp cận, tin tưởng tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ ra thị trường nhiều hơn so với trước, bình quân mỗi tháng xuất bán ra thị trường hơn 08 tấn sản phẩm. Tuy nhiên, hành trình đi đến thành công cũng không hề dễ dàng, nhất là việc tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Trong quá trình sản xuất, gia đình luôn ưu tiên, chú trọng chất lượng sản phẩm an toàn và sạch đến với người tiêu dùng để tốt cho sức khỏe, luôn cam kết sản phẩm tuyệt đối không sử dụng chất cấm, chất bảo quản.

 

         Theo đánh giá từ phía người tiêu dùng, hiện thực phẩm chay của cơ sở An Lạc sản xuất đang được rất nhiều người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng và đã góp phần mang về thu nhập khá cao. Từ lúc gắn bó với nghề làm sườn non chay, rồi khi thành lập cơ sở sản xuất với nhiều mặt hàng chay, so với ban đầu toàn bộ quá trình sản xuất đơn sơ, nhà xưởng nhỏ đến nay cơ sở đã đầu tư được một số máy móc cần thiết cho hoạt động sản xuất hiện đại mới và đã có 03 cơ sở sản xuất được thành lập. Đặc biệt, cơ sở đã có nhãn hiệu, bao bì, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Chị Võ Thị Tố Hảo cho biết thêm: những ngày đầu mới bắt tay vào sản xuất, cơ sở An Lạc chỉ có hơn 10 lao động. Rồi từ một cơ sở hộ gia đình, đến nay, cơ sở An Lạc của gia đình đã phát triển thành một cơ sở sản xuất khép kín, đã góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương. Hiện tại, cơ sở của gia đình chị đã tạo điều cho hơn 50 lao động làm việc tại cơ sở có công ăn việc làm ổn định, không phải đi làm ăn xa, với mức thu nhập từ 03 triệu – đến trên 7 triệu đồng/tháng, tuỳ từng các công đoạn sản xuất thực phẩm chay.

 Trao đổi với chúng tôi, anh Huỳnh Văn Vinh, là nhân công lao động làm việc tại cơ sở An Lạc chia sẻ: gia đình anh hiện có 04 người, không có ruộng đất sản xuất, chủ yếu là đi làm thuê kiếm sống. Cha anh phải đi sạ phân, phun xịt thuốc lúa v.v… để có tiền lo chi phí sinh hoạt trong gia đình, mẹ thì chỉ ở nhà nội trợ. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, anh và em gái của mình, chỉ được học hết cấp 02 thì phải nghỉ học, để tìm việc làm phụ giúp gia đình. Trước đó, hơn 02 năm, hai anh em, được nhận vào làm tại cơ sở sản xuất thực phẩm chay An Lạc, với mức lương được chi trả của 02 anh em hơn 8.000.000 đồng mỗi tháng, hiện cuộc gia đình anh đã đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.

 

        Thực tế cho thấy, ngày nay, ăn chay đối với nhiều người không chỉ là sở thích, mà còn là một thói quen lành mạnh để giúp bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe. Đứng trước nhu cầu đó, thị trường thực phẩm chay ngày càng phong phú, đa dạng không kém gì thực phẩm mặn và rất thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

        Chính vì điều đó đã tạo điều kiện cho những cơ sở sản xuất nghề làm thực phẩm chay phát triển, trong số đó có sơ sở An Lạc, ở xã Thạnh Mỹ Tây, đã kịp thời nắm bắt cơ hội phát triển, và đây còn là niềm tự hào khi sản phẩm chay của cơ sở sản xuất chiếm được cảm tình và sự tin cậy của khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và tin dùng.

 

Nguyễn Kim

các tin khác