Học tập theo gương Bác

Người Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tận tâm với công việc

03:12 10/02/2021

    

Với tấm lòng nhiệt huyết, hết lòng vì người nghèo, hơn 15 năm qua, ông Quách Văn Sưởng, sinh năm 1962 gắn bó với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Bình Phú thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thuỷ đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, 100% thành viên trong tổ trả nợ đúng hạn và trước hạn. Chính vì vậy, nhiều năm liền ông Sưởng đã được Uỷ ban nhân dân huyện và Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương tặng giấy khen, bằng khen “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ an sinh xã hội”.

 

Responsive image
 

     Bình Thuỷ là xã cù lao đất hẹp người đông. Nơi đây, người dân gắn bó với ruộng vườn quanh năm. Ngoài kế sinh nhai là sản phẩm thu hoạch từ rau màu và cây lúa, nhiều bà con còn làm biết bao nghề phụ khác nhưng cuộc sống vẫn khó khăn chật vật. Nhưng từ khi có sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đồng vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đã về với địa phương, xã đã nhanh chống tiếp cận với đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. 

     Ông Sưởng 7 năm đứng trên bục giảng nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đành xin nghỉ việc về nhà làm đủ nghề cùng với vợ để nuôi 2 con ăn học. Năm 1996, ông được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã giới thiệu với Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay 2 triệu đồng xây cầu tiêu hợp vệ sinh, đồng thời mời ông làm tổ Trưởng tổ tiết kiệm – vay vốn. Mới buổi ban đầu còn bở ngỡ về nghiệp vụ, được sự tận tình hướng dẫn của cán bộ tín dụng và được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hàng năm, ông đã làm quen dần và nắm bắt nghiệp vụ rất nhanh. Là tổ trưởng ông phải gương mẫu và đi đầu để tổ viên noi theo. Thế là ông bàn với vợ mỗi tháng tiết kiệm 200 ngàn đồng trả nợ, đúng một năm ông đã trả được vốn và lãi. Với cách làm của mình ông đã tuyên truyền để tổ viên cùng tham gia và thực hiện đạt kết quả khả quan. Ông Sưởng tâm sự như vậy.

     Không chỉ vậy, ông Sưởng còn thường xuyên đến nhà những hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xóm để tìm hiểu hoàn cảnh, định hướng việc làm, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, mua bán, cách trả vốn có thể tiết kiệm hàng tháng hay mùa vụ để đảm bảo không để nợ quá hạn, đồng thời động viên và điển hình những tấm gương được vay vốn trong tổ vươn lên thắng đói nghèo để tổ viên học hỏi noi theo. Hễ tổ viên nhận vốn đều sử dụng đúng mục đích.

     Ông Sưởng cho biết: “Sở dĩ, làm tổ trưởng mà để có số tiền thù lao từ Ngân hàng chính sách xã hội mỗi tháng 1,3 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng không phải là ít nhưng để làm được như vậy, bản thân tôi phải tạo được chữ “tín” và bảo vệ quyền lợi khách hàng tối đa. Nếu bà con ngại giữ tiền tiết kiệm nhờ giữ hộ thì mình phải có cái tâm ghi chép đầy đủ với số tiền tiết kiệm 100 ngàn đến 200 ngàn đồng/tháng, còn số tiền từ 5 triệu đồng trở lên tôi sẵn sàng bỏ tiền túi đổ xăng chở bà con đến ngân hàng chính sách trả, đồng thời lúc nào cũng mang tiền túi vài triệu đồng dự phòng bà còn thiếu cho mượn ngay.  Lúc đầu, tổ tôi có 40 thành viên vay chăn nuôi, mua bán nhỏ, nước sạch vệ sinh môi trường, vay sinh viên, học sinh… thì đến nay, tổng dư nợ của tổ là 1,3 tỷ đồng, với 49 thành viên đang sử dụng vốn, làm ăn có hiệu quả, không có nợ xấu”.

     Điều phấn khởi nhất đến nay, ông Sưởng đã vận động hơn 10 trường hợp người chồng bỏ nghiện số đề, nghiện rượu, chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Điển hình như hộ chị Nguyễn Thị Nghi, ấp Bình Phú chồng mê số đề chưa đầy 5 năm, tài sản ba mẹ chồng để lại 7 công đất rẫy ở sau nhà, hơn 1 ha đất ruộng ở xã lân cận, vật dụng trong nhà lần lượt đội nón ra đi, căn nhà chỉ còn bộ khung bị mưa dột mụt nát, chẳng mấy chốc từ tỷ phú trở thành hộ nghèo rách mồng tơi. Chị và 2 con thường xuyên khuyên bảo nhưng anh chỉ biết xa vào rượu chè và đóng cửa nhà nhậu một mình. Chị Nghi làm thuê, làm mướn dù bệnh cũng không dám nghĩ ngày nào, buổi chiều về đi lượm đồ mũ dưới mé sông. Cảm thông mỗi vất vả của chị Nghi, ông Sưởng nhiều lần đến nhà khuyên anh Phe (chồng chị Nghi) nhưng anh không thèm mở cửa, nói chuyện được với anh người tổ trưởng này chỉ ló đầu vào khung cửa, mưa dầm thấm đất ngày qua ngày ông đã vận động được anh Phe vượt qua mặc cảm, làm thuê làm mướn để phụ vợ lo cho gia đình và các con.

     Nói về người tổ trưởng Quách Văn Sưởng, chị Nghi tâm sự: “Gia đình tôi trước đây bị xóm giềng xa lánh, bởi chồng tôi không chịu nghe ai khuyên, tội nghiệp nhất cho con gái tôi bị bạn hỏi đoạn nhà bạn có nhà hoang sao mà đóng cửa tối ngày vậy?! Con tôi về nhà khóc nhưng chồng tôi vẫn không chuyển biến. Cũng may, chú Sưởng thương và cảm thông với hoàn cảnh gia đình đến nhà nhiều lần khuyên và động viên dù bị chửi nhưng chú ấy không mãn, bà con ở xóm nói với chú Sưởng, đừng cho nó vay nó là đứa tệ nạn xã hội… nhưng chú Sưởng bỏ ngoài tai giới thiệu cho tôi vay 20 triệu đồng chăn nuôi heo, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, hái rau muống độn với thức ăn, lấy cặn cơm cặn cá ở xóm. Sau 6 tháng lứa heo đầu 8 con xuất chuồng lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Chồng tôi thấy vậy nên cùng con trai lớn học hết trung học cơ sở đi phụ hồ, làm công nhân, mỗi ngày trung bình 3 người chúng tôi thu nhập từ 400.000 đến 600.000 đồng. Tôi ăn uống tiện tặn mỗi tháng không quá 4 triệu đồng, số tiền còn lại tích cóp. Vậy mà khoảng một năm số tiền dành dụm được trên 100 triệu đồng. Qua 3 năm vay ngân hàng, Vợ chồng tôi trả ngân hàng trước hạn, cất được căn nhà gỗ khang trang hơn 170 triệu đồng, với diện tích 85 m2, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt gia đình, sắm 2 chiếc xe gắn máy Nhật, con gái út đang học lớp11, trong nhà còn dành dụm được một số vốn. Vợ chồng tôi rất cám ơn chú Sưởng nếu chú không giúp thì giờ đây tôi không thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ở đây hơn 10 người có chồng xa vào nghiện rượu, số đề ngày nào. Giờ họ xem chú Sưởng như người “Ơn” của mình”.

     Chị Trần Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Bình Thuỷ nhận xét: “Chú Quách Văn Sưởng là người tổ trưởng luôn tâm huyết với công việc, tổ chú ấy phụ trách luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nói như cán bộ tín dụng ngân hàng chính sách xã hội huyện “Chú Sưởng năm nào cùng dành hết phần thưởng của huyện, hễ có biểu dương khen thưởng về cho vay là chú ấy được xướng tên”. 

Phụng Tiên - Hội LHPN huyện Châu Phú

các tin khác