Giáo dục

HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN CHÂU PHÚ TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ “THIẾU NHI VIỆT NAM VƯƠN RA THẾ GIỚI”

08:38 27/02/2024

    

Nhằm tạo môi trường để học sinh (đội viên) được trải nghiệm, khơi nguồn sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, ý tưởng sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn trong học tập, vui chơi của học sinh. Giúp các em tìm hiểu về văn hóa đặc trưng của các dân tộc, giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em. Nên Hội đồng Đội huyện Châu Phú tổ chức chuyên đề “Thiếu nhi Việt Nam vươn ra thế giới” tại trường THCS Khánh Hòa.

 

Với đối tượng tham gia là học sinh khối 7,8 của trường THCS Khánh Hòa, cùng tất cả giáo viên Tổng phụ trách Đội toàn huyện tham dự.

Nội dung được triển khai trong chuyên đề gồm:

1. Tìm hiểu những nét đặc trưng của các dân tộc ở An Giang.

- Trình bày 02 bài hát dân tộc: Chăm – Kinh.

- Mục đích: Tận hưởng các giai điệu âm nhạc đặc sắc của từng dân tộc. Giúp học sinh mở rộng kiến thức về âm nhạc, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có kỹ năng và năng khiếu để đào tạo trong tương lai.

 

 

2. Tìm hiểu kiến thức về các dân tộc.

- Trò chơi “Rung chuông vàng”.

- Mục đích: Khám phá khả năng nhanh nhẹn, rèn tính cẩn thận, rèn luyện trí nhớ của học sinh.

- Yêu cầu: 52 học sinh tham gia. Mỗi học sinh chuẩn bị bảng để ghi 1 đáp án A-B-C-D (có thể dùng bảng phấn hoặc bảng bút lông xóa được).

- Hội thi sẽ có 4 gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi có 05 câu xoay quanh các vấn đề về văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer.

- Thời gian suy nghĩ của mỗi câu trả lời là 15 giây.

- Gói câu hỏi số 4 là vòng chung kết để lựa chọn các giải nhất, nhì, ba.

 

 

 

3. Phát triển năng lực ngoại ngữ.

- Thực hiện trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh thông qua những bộ trang phục học sinh biểu diễn.

- Mục đích: Khám phá khả năng nhận biết trang phục của các quốc gia, rèn tư duy và rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ cho học sinh.

- Yêu cầu: 8 học sinh trình diễn thời trang (chia thành 4 đôi), mỗi đôi sẽ trình diễn và chào bằng tiếng Anh. Sau phần trình diễn và chào hỏi, dẫn chương trình sẽ nêu câu hỏi và học sinh trả lời.

 

 

Qua các hoạt động của chuyên đề, đã tạo được sân chơi cho học sinh tham gia các hoạt động bổ ích, góp phần đa dạng hoá các mô hình hoạt động Đội trong các Liên đội, cụ thể hoá cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác dạy” và hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường học. Bên cạnh đó, chuyên đề còn giúp học sinh hiểu hơn về phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc sắc riêng của các dân tộc. Qua đó, giáo dục cho học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, về mối quan hệ gắn bó và tinh thần đoàn kết giữa 4 dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Khmer cùng sinh sống trên địa bàn huyện Châu Phú nói riêng và tỉnh An Giang nói chung./.

Đào Văn Hoàng Giang

các tin khác